Kênh thông tin tổng hợp

M

Phương pháp sấy khô củ gừng, cách làm mứt gừng đơn giản tại nhà

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2019
Gừng là một loại cây quen thuộc trong cuộc sống, gừng thường được làm gia vị trong nấu ăn, hoặc làm mứt ăn rất ngon. Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.
Trong gừng tươi có Enzym phân huỷ rất mạnh các protein thành các amino acid làm cho thức ăn dễ được tiêu hoá và loại bỏ các chuỗi peptid lạ nên chống được dị ứng thức ăn. Gừng còn có tác dụng kích thích nhu động ruột làm tăng vận chuyển thức ăn nhưng lại không gây nên sự co thắt quá mức, làm cho thức ăn được tiêu hoá dễ dàng, chống được đầy hơi, chống nôn và tiêu chảy. Gừng tươi có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng lại không bảo quản được lâu. Dưới đây là phương pháp sấy khô gừng để bảo quản.

Cách sấy khô gừng

Muốn sấy khô gừng được nhanh hơn bạn nên thái gừng thành lát mỏng khoảng 3mm. Gừng sấy bằng máy sấy nông sản, máy sấy thực phẩm ở nhiệt độ 65-700C sấy tới độ ẩm 15% là đạt. Muốn bảo quản lâu hơn thì sấy khô hơn. Gừng sấy khô đưa vào hút chân không bảo quản được từ 6 tháng đến 1 năm ở môi trường khô ráo, thoáng mát. Cần lưu ý máy sấy gừng phải có sự tuần hoàn đối lưu gió thì sấy mới khô. Nếu sấy gừng nguyên củ thì thời gian sấy sẽ lâu hơn rất nhiều.
Gừng sấy khô

Cách làm mứt gừng

Mứt gừng

nguyên liệu làm mứt gừng

Làm mứt gừng phức tạp hơn sấy khô gừng một chút. Độ ngon của mứt gừng phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu vì thế khi chọn gừng làm mứt lưu ý những đặc điểm sau: Chọn gừng làm mứt nên chọn những củ gừng bánh tẻ, không quá già cũng không quá non. Chọn những củ gừng có kích thước tương đương nhau để khi thái lát sẽ được những miếng đều nhau. Không nên chọn những củ có hình dáng đặc biệt, nhiều nhánh bởi khi làm mứt chúng sẽ dễ bị vụn.

Các bước làm mứt gừng

Sơ chế gừng

Gừng rửa sạch, nạo vỏ rồi thái thành lát mỏng khoảng 2-3mm sau đó ngâm vào thau nước muối loãng khoảng 15 phút.
gừng thái lát

Luộc gừng

Gừng sau khi sơ chế ta bỏ vào nồi luộc lên cho bớt cay. Gừng bỏ vào nồi, đổ nước ngập nước đun sôi 2-3 phút rồi đổ nước luộc đi. Làm như thế 2-3 lần tùy vào khẩu vị ăn cay của bạn, nếu làm thương mại nên luộc 2 lần. Ở lần đun sôi cuối cùng thì vắt vảo nước luộc gừng 1 quả chanh để gừng có màu trắng đẹp hơn.
Luộc gừng

Ướp gia vị

Gừng sau khi luộc rửa sạch với nước để loại bỏ vị chua của chanh. Sau đó tẩm ướp gừng với đường theo tỷ lệ 2:1 tức là 2kg gừng thì cho 1kg đường, các bạn có thể thay đổi công thức cho phù hợp với khẩu vị của gia đình bạn. Lưu ý cho ít đường quá gừng sẽ không được đẹp mắt do không có những hạt đường kết tinh bám trên miếng gừng. Tẩm ướp xong ta để cho đường tan hết ướp khoảng 2-3h cho gừng và đường hòa quyện vào nhau.
Gừng ướp gia vị

Xao khô gừng

Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng già rồi cho hỗn hợp đường và gừng vào, đun với lửa vừa. Thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều để gừng không bị cháy sém và được ngấm đường. Đến khi lượng nước đường trong chảo không còn nhiều và đã hơi sền sệt thì giảm nhỏ lửa, dùng đũa đảo liên tục và cho vanilla vào để tạo mùi thơm.
Xao gừng bằng lửa nhỏ
Chú ý là muốn mứt gừng ngon thì không được để lửa to vì thiếu kiên nhẫn.
gung mut say kho
  • http://tintuchaytonghop247.blogspot.com/2019/03/phuong-phap-say-kho-cu-gung-cach-lam.html
Eva cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.

All comments [ 0 ]


Your comments