Kênh thông tin tổng hợp

M

Tiêu Phong

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017
Tiêu Phong hay Kiều Phong, là nhân vật chính trong tiểu thuyết kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ do nhà văn Kim Dung sáng tác. Tiêu Phong tên thật là Nguyễn Kiều Phong (đùa thôi). Hihi. Sống thời Bắc Tống còn Quách Tỉnh với Dương Qúa sống thời Nam Tống. Tiêu Phong là một trong những đại anh hùng xuất chúng nhất trong tiểu thuyết Kim Dung. Tiêu Phong được Kim Dung đặt cho danh hiệu Võ Thần. Nghe cái tên đã biết khủng rồi. 
Tiêu Phong có tư chất thiên phú về võ học: "Đọc là hiểu, hiểu là tinh thông. Khi lâm trận thì biến hóa càng kỳ ảo, gặp đối thủ mạnh thì càng mạnh. Môn võ công nào vào tay ông cũng đều phát huy sức mạnh đến cực đại mà trước đó tới giờ chưa ai làm được. Mà sau này cũng chả ai sánh được."

Cha và mẹ đẻ Tiêu Phong là người Khiết Đan. Cha tên Tiêu Viễn Sơn, khi xưa cùng vợ và con nhỏ vào Trung Nguyên để thăm người thân, nhưng lại bị các cao thủ đứng đầu Trung Nguyên vây đánh ở Nhạn Môn Quan khiến mẹ của Tiêu Phong chết. Cha Tiêu Phong tự tử nhưng ko chết, ẩn dật trong Thiếu Lâm 30 năm cuối cùng tu luôn ở Thiếu Lâm. Tiêu Phong được gửi cho 1 đôi phu phụ họ Kiều nuôi nấng và được nhà sư Huyền Khổ dạy võ công. Khả năng cao cũng biết nội công thiếu lâm + La hán quyền và Vi đà chưởng do môn này là 2 môn võ sơ cấp nhập môn của Thiếu Lâm. 2 môn này cũng là 2 môn võ Thiếu Lâm duy nhất của Hư Trúc. Sau này kết nghĩa với Đoàn Dự và Hư Trúc. Ông tự sát ở Nhạn Môn Quan. Ông có kết cục bi thảm nhất trong các nhân vật chính của Kim Dung. Chính Kim Dung cũng đã nói rằng: Ta đã quá bất công với Tiêu Phong.

Tiêu Phong là người cao lớn, hào sảng, tràn đầy khí khái anh hùng. Ông lại rất nhân hậu khi lúc nào cũng nghĩ tới bá tánh trăm dân. Ông uống rượu như voi uống philatop, càng uống càng tỉnh. Tiêu Phong từ nhỏ ko biết thân thế của mình, lớn lên ông nhập Cái Bang, lập nhiều công trạng, được mọi ng tôn kính nên chẳng bao lâu ông đã làm Bang chủ Cái Bang. Sau đó ông bị kẻ gian hãm hại, mà chủ mưu thực sự lại là vợ của Mã Phó bang chủ. Ông thân bại danh liệt, bị trục xuất khỏi Cái Bang và bị người trên giang hồ truy sát. Sau đó ông đã có cuộc chiến lưu danh sử sách tại Tụ hiền trang với 1 mình chống lại cả võ lâm. 
Trong sự kiện Tuh Hiền Trang ông dùng Thái Tổ Trường Quyền, là môn võ công cả thế giới ai cũng biết để đánh bại võ công Thiếu Lâm. Nhìn thấy như thế thì ko ai ko kinh ngạch và thán phuc Tiêu Phong.  Nhưng trong trận Tụ Hiền Trang này thì Bắc Tiêu Phong cũng sức tàn lực kiệt đành buông tay chịu chết nhưng ai ngờ được cha mình là Tiêu Viễn Sơn cứu sống. Tiêu Viễn Sơn lúc đầu tát TP được 1 cái do Tiêu Phong nghĩ là ân nhân nên ko oánh trả nhưng lúc sau muốn tát cái thứ 2 thì ko thể được. Lúc này Tiêu Phong đang bị thương nặng làm cho Tiêu Viễn Sơn vô cùng kinh ngạc và kêu lên. Ngươi luyện được thần công cái thế nhưng sao lại chịu chết nơi này? Điều này cho thấy TP mạnh ngang ngửa, có khi còn nhìn hơn cả Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác.

Sau vụ THT ông yêu A Châu, tưởng chừng như  tìm được ánh sáng của cuộc đời nhưng không, Kim Dung lại lấy đi tất cả, k những thế Kim Dung lại còn bắt ông tự tay giết chết người mình yêu thương. Ông ko báo dc thù, người yêu trc khi chết ko cho ông tự tận, ông ko biết làm j bèn đi về phương Bắc tìm lại cội nguồn là người Khiết Đan cùng với A Tử, em của người yêu cũ. Về Khiết Đan ông kết huynh đệ với Hoàng đế, giúp ông ta lấy lại được giang sơn từ cuộc đảo chính. Ông giữ chức Nam Viện Đại Vương. Sau khi A Tử bỏ trốn về Trung Nguyên chơi ông lại lặn lội đến cứu. Ông lại có trận đấu kinh điển 1 vs 3 là Đinh Xuân Thu, Mộ Dung Phục, và Du Thản Chi. Sau đó Hư Trúc giúp ông đánh Đinh Xuân Thu chỉ còn Tiêu Phong vs Mộ Dung Phục + Du Thản Chi. Lúc đầu Tiêu Phong áp đảo do nội lực hùng hậu và sự bá đạo của Hàng Long Thập Bát Chưởng nhưng sau thì đuối dần nếu oánh 100 hiệp nữa thì sẽ bại do Hàng Long Thập Bát Chưởng rất ngốn mana. 

Nói qua về Du Thản Chi và Mộ Dung Phục cũng đều là những võ lâm trác tuyệt. Du Thản Chi luyện dịch cân kinh + ăn băng tằm nội lực đã = người luyện võ 40 năm. Băng tằm lại là chí hàn nên rất bá đạo. Có thể so sánh với Tả Lãnh Thiền cùng môn Hàn Băng Chân Khí. Mộ Dung Phục cũng là võ lâm xuất chúng với môn Đẩu Chuyển Tinh Di. Trong phìm thì nhìn cùi cùi nhưng thực ra Mộ Dung Phục rất bá đạo. Hắn ta đã được Đồng Mỗ khen ngợi: "Ta lâu ko ra ngoài k ngờ võ công thiên hạ lại tiến bộ như vậy. 1 Thanh niên trẻ tuổi mà có nội lực thâm hậu như vậy quả là nhân tài

Sau đó Đoàn Dự lao ra cầm chân Mộ Dung Phục nên 1 mình ông xử đẹp tên Du Thản Chi. Sau trận chiến ông gặp lại được cha đẻ là Tiêu Viễn Sơn, biết được kẻ chủ mưu giết mẹ và quan trọng hơn là gặp được nhà sư quét rác bá đạo. Nhà sư bá đạo đã nhận 1 chưởng của TP ai ngờ ngân cốt vỡ vụn nhưng cũng k hề hấn gì. Sau đó ông về nước ko lâu ông được nhận lệnh trinh phạt nhà Tống nhưng ông ko đồng ý vì nghĩ đến muôn dân. Ông bị bắt, sau đó được bạn bè và kẻ thù trước kia đến cứu. Sau khi tới Nhạn môn quan ông uy hiếp Hoàng đế Khiết Đan bắt rút quân về nước và tự tận tại đây. Main chết là hết phim.

Võ công

Như đã nói "Đọc là hiểu, hiểu là tinh thông. Khi lâm trận thì biến hóa càng kỳ ảo, gặp đối thủ mạnh thì càng mạnh. Môn võ công nào vào tay ông cũng đều phát huy sức mạnh đến cực đại mà trước đó tới giờ chưa ai làm được. Mà sau này cũng chả ai sánh được."
Có đoạn viết như sau: Khi Tiêu Phong cùng A Tử đang đi về phía bắc thì gặp bọn sư huynh của A Tử tới đòi Thần Mộc Vương Đỉnh. Lúc này đã xảy ra đánh nhau. Tiêu Phong cầm chiếc trượng sắt của tên mập ném thằng và vách đá. Chỗ ông ném là những phiến đá xanh rắn như thép. Ấy vậy mà cây gậy nhút vào trong đá sâu tới 5 thước (khoảng 1m). Lúc này ông cũng kinh ngạc "Mấy tháng nay ta bận công việc không chăm lo luyện võ ấy thế mà nội lực lại tăng lên không ngừng. Nếu 1 năm trước thì không thể làm được như thế". Chi tiết này rất nhỏ nhưng lại cho thấy Tiêu Phong là một người đặc biệt, nội lực không luyện mà cứ thế tăng. Nếu như ông chăm lo luyện võ 20-40 năm sau thì không biết bá đạo như nào.
Ai cũng biết võ công mạnh nhất và được sử dụng nhiều nhất của Tiêu Phong là Hàng Long thập bát chưởng nhưng thực lực võ công của Tiêu Phong như nào? Ông còn biết các loại võ công nào khác?

1:  Hàng long thập bát chưởng

Cái Bang thần công Hàng Long Thập Bát Chưởng, trong thời Bắc Tống vốn là 28 chưởng, lúc ấy bang chủ Tiêu Phong võ công cái thế, ông đơn giản hóa, đem 28 chưởng giảm mười  chưởng rườm rà k cần thiết có tính chất lặp đi lặp lại, trở thành Hàng Long Thập Bát Chưởng. Hàng Long Thập Bát Chưởng do nghĩa đệ Hư Trúc Tử Linh Thứu Cung thay mặt truyền lại. Đến những năm cuối triều đại Nam Tống, tuy bang chủ kế vị Gia Luật Tề được nhạc phụ Quách Tĩnh truyền thụ toàn bộ chưởng pháp, nhưng sau này bang chủ tiếp nhậm Cái Bang, do căn cơ không tốt, nhiều nhất cũng chỉ học được đến 14 chưởng. Đến đời bang chủ Cái Bang Sử Hỏa Long thì chỉ còn học được 12 chưởng". Sau khi Sử Hỏa Long chết, cùng với sự suy vi của Cái Bang, bộ chưởng pháp này coi như bị thất truyền. Sử Hỏa Long thời Trương Vô Kỵ nha các bợn. Từ đó cho thấy cái bang suy vi như nào. Đọc qua đoạn này rút ra dc kết luận: Không có môn võ nào yếu chỉ có người luyện chưa tinh thôi.

2: Đả cẩu bổng pháp

Đả Cẩu Bổng Pháp là một trong những tuyệt chiêu trấn phái của Cái Bang. Song hành cùng đó là "Hàng Long Thập Bát Chưởng". Đả cẩu bổng pháp là bộ bổng pháp (côn, gậy) chỉ có bang chủ đời trước đích thân truyền thụ cho bang chủ đời sau, là một loại côn pháp chí cao, bao đời Bang chủ Cái Bang nhờ nó mà nổi danh giang hồ. Môn đả cẩu này rất khó học ko phải Bang Chủ đích thân truyền thì ko thể học nổi cho dù có thông mình đến đâu. Môn này được đánh giá cao hơn Hàng Long Thập Bát Chưởng nhưng do bổng pháp uyển chuyển, linh hoạt ko hợp với sự mạnh mẽ kiêu hùng của Tiêu Phong nên ông ko sử dụng mà thôi (hoặc do Kim Dung quên). Đến đời Hoàng Dung - con gái của Đông Tà Hoàng Dược Sư thì  môn bổng pháp này được biết đến rộng rãi. Chắc là do phù hợp với phái nữ. Đả Cẩu Bổng Pháp có tổng cộng 36 chiêu, mỗi chiêu có nhiều thức biến hóa khác nhau tạo thành vô số chiêu thức tinh diệu. Đả Cẩu Bổng Pháp được thi triển theo đường lối "Tứ lạng bạt thiên cân" (Bốn lạng bạt ngàn cân), võ công được áp dụng theo 8 chữ khẩu quyết (bát tự quyết): Buộc, Đập, Trói, Đâm, Khều, Dẫn, Khóa, Xoay.
Trong Thiên Long Bát Bộ thì chú trọng về chưởng pháp hơn nên Mộ Dung Phục mới học được bí khíp môn bổng này chứ không học được chưởng pháp. Còn trong Thần Điêu Đại Hiệp nói rõ về bổng pháp hơn là: môn này là tuyệt kỹ trấn phái trong bang chỉ bang chủ đời trước truyền lại cho bang chủ đời sau chứ nhất quyết k truyền cho người ngoài. Còn Hàng Long Thập Bát Chưởng có thể truyền cho đệ tử chân truyền như Hồng Thất Công truyền cho Qách Tĩnh. Tiêu Phong là bang chủ đương nhiên phải học môn này rồi.

3: Thiếu Lâm Long trảo thủ

Chúng ta đều biết Long trảo thủ là của Thiếu Lâm và tại sao Tiêu Phong lại học được món này?
Khi giao đấu với Bao Bất Đồng Tiêu Phong đã sử dụng món võ công này. Vương Ngữ Yên nhận ra nên đã nhắc Bao Bất Đồng rằng (Sang châu tam thức trong Long trảo thủ hay tuyệt, Bao tam ca cẩn thận cùi trỏ tay trái sẽ đánh vào ngực, chưởng phải đánh vào mạng sườn, tay trái chộp vào khí Hộ đó là chiêu Bái Nhiên Hữu Vũ trong Lòng trảo thủ.) nhưng BBD ko thể đỡ dc vì Tiêu Phong sử dụng quá nhanh. Bao Bất Đồng trách khéo Vương Ngữ Yên là cô nương nhắc ko chậm cũng ko nhanh, đúng lúc nói ra thì đã trúng đòn rồi. Vương Ngữ Yên giải thích rằng Thiếu Lâm Long Trảo thủ của Kiều bang chủ quá nhanh ta nói ko kịp.
Tiêu Phong là học trò của Huyền Khổ, đại sư Thiếu Lâm và ông truyền cho Tiêu Phong món võ công này là chuyện thường tình. Hoặc có thể do ông học lén ở đâu đó. Huyền Khổ là người duy nhất trong Thiếu Lâm tu luyện môn Nhiên Mộc Đao Pháp biết đâu lại truyền cho TP rồi cũng nên nhưng ko có bằng chứng nên ko chắc được vụ này.

4: Cầm Long Công

Nói đến Cầm Long Công chắc chỉ 10% các bạn theo dõi truyện kiếm hiệp của Kim Dung là biết. Và môn võ công này cũng chỉ xuất hiện 1 lần trong Thiên Long Bát Bộ và nó là một môn võ công thần bí và tuyệt diệu. Khi đập nhau với Phong Ba Ác Tiêu Phong ra đòn bất ngờ hắn tỏ vẻ không phục nên xin đấu lại. Tiêu Phong ko nói gì, giơ chộp vào không khí 1 cái, 1 luồng kính lực bắn vào thanh đao thanh đao này bay vào tay ông sau đó ngón tay Kiều Phong đảo 1 cái cán đao quay ngược về phía Phong Ba Ác. Phong Ba Ác thốt lên: đó có phải Cầm Long Công? Trên đời này quả thực có người biết môn võ công thần kỳ này ư? Tiêu Phong đáp là mới học lỏm được. Trước kia hẳn là có người sử dụng món võ công này nên trong giang hồ mới biết đến nó, nhưng do nó quá thần kỳ nên nghĩ rằng chỉ là tin đồn. 
Cầm Long Công và Khổng Hạc Công là những môn võ có thể chộp được binh khí từ xa khoảng 10 thước. Luyện bá đạo thì chộp được cả người.
Tiêu Phong liếc sang Vương Ngữ Yên thấy cô nương ko bình phẩm gì về võ công của mình thấy làm lạ thì ra cô nương này đang bị thất thần. "Võ công của Kiều Bang chủ cao cường thế mà lại đứng cùng hàng với Mộ Dung Công tử. Giang hồ đồn rằng Bắc TP Nam MD thế nhưng võ công của biểu ca làm sao...làm sao... có thể sánh bằng?". Môn này giống thiên đạo của Pain nè. ahihi

5:Thái Tổ Trường Quyền

Thái Tổ Trường Quyền là món võ công của Tống Thái Tổ truyền lại cho nhân dân Đại Tống vậy nên hầu như ai cũng biết môn võ công này. Cái này gọi là võ công đại trà, rất tầm thường. Trong võ lâm 2 thì Thái Tổ Trường Quyền là 1 quyển sách cùi bắp cấp 10 mà méo ai học luôn.  Được khai sinh trong thời đại chiến loạn, Thái tổ trường quyền rất chú trọng đến yếu tố thực chiến, công thủ toàn diện, đi quyền nhanh như gió, xuất đòn tựa tia chớp. Tính thực dụng khiến việc học Thái tổ trường quyền tưởng dễ mà lại rất khó. Vậy nên người đời chỉ học được cái sơ sơ chứ cái tinh túy thì ko nắm được hết.
Số lượng 32 đường quyền không phải là quá nhiều, tuy nhiên để hiểu cách kết hợp các chiêu thức với nhau cần một quá trình luyện tập công phu.
Người học đầu tiên phải tập kỹ cơ nội dung cơ bản bao gồm “Tam hình”, “Ngũ công”. “Tam hình” là đầu, thủ (tay) và bộ(tấn), “Ngũ công” là cánh tay, cước, eo, trang và khí.
Bản thân các chiêu thức trong môn võ này cũng mang tính khắc chế lẫn nhau. Do đó việc nắm vững tất cả là yêu cầu bắt buộc. Khi oánh nhau ở Tụ Hiền Trang Tiêu Phong dùng Thái Tổ Trường Quyền oánh tơi bời đại sư Huyền Nạn. (Trong phim thì các nhà sư thiếu lâm trông cùi cùi vậy thôi nhưng trong truyện mạnh lắm nha. Như Phưng Trượng Thiếu Lâm Huyền Từ là nhân tài cả 100 năm mới có 1 người mà chỉ luyện được có 6-7 thành của môn Đại Kim Cương Quyền pháp thôi nhưng đã bá đạo giang hồ rồi. Còn các vị hòa thượng khác cũng thuộc hàng cao thủ.) Vì Tiêu Phong kính trọng đại sự nên chiêu nào cũng nhường ông, luôn để ông xuất chiêu trước rồi mới đỡ. Nhưng môn đặc thù của môn Thái Tổ Trường Quyền thì xuất sau cũng có cái lợi là khắc chế được Huyền Nạn. Nói ra thì đơn giản nhưng cao thủ đánh nhau, hơn thua nhau chỉ nửa chiêu mà đằng này Tiêu Phong lại chấp như thế thì khác nào tự nhận cái thua. Nhưng ngờ đâu ông xuất sau nhưng lại đến trước, chiêu nào chiêu ấy thập toàn thập mỹ. Thái Tổ Trường Quyền thì ai cũng biết nhưng sử dụng được như Tiêu Phong thì lần đầu họ nhìn thấy thế nên tại Tụ Hiền Trang ai cũng trầm trồ khen ngợi mà ko dám nói ra vì Tiêu Phong lúc này đang là kẻ thù của họ.

Cái chết

Về cái chết của Tiêu Phong khiến nhiều người nuối tiếc nhưng ông còn lựa chọn nào cho mình?
Tiêu Phong thề ko giết người Hán mà tại Tụ hiền trang ông giết quá nhiều, trước kia Tiêu Viễn Sơn cũng thề như thế nhưng lại giết quá nhiều người tại Nhạn môn quan cho dù đó là lý do tự vệ nhưng ông vẫn nhảy vực tự sát.
Tiêu Phong đã uy hiếp Hoàng đế Khiết đan đó là bất trung. Ông về nước Tống thì sẽ là đại Địch với nước Liêu về nước Liêu thì ko còn mặt mũi nào. Vậy nên ông k còn trốn dung thân.
Ông có từng nghĩ đã ẩn cư sống cuộc đời ẩn giật nhưng ở với ai khi người yêu đã chết? Người giết chết lại là chính mình, còn gì để sống trên đời này nữa? Có quá nhiều lý do để Tiêu Phong chết nên chuyện gì đến đã đến. Ông đã ra đi ở tuổi còn xanh!
Nhiều người thắc mắc rằng Tiêu Phong và quách tĩnh ai mạnh hơn? Mình k thích so sánh các nhân vật ở các chuyện khác nhau nên mình ko đưa ra ý kiến về vấn đề này. Nó giống như kiểu đi so sánh Sôn Gô Ku với các anh hùng Marvel hay Naruto với Luffy vậy. Họ ở những thế giới khác nhau thì kệ họ đi gộp chung vào làm j. Tuy là truyện viết trên thế giới thực tại nhưng họ hoàn toàn là những thế giới khác nhau, ban đầu chả liên quan gì tới nhau nhưng sau đó Kim Dung sửa tới sửa lui cho nó khớp với nhau 1 chút nhưng mà nhiều cái nó vẫn chả hợp lý tí nào. Vì thế nên ko nên so sánh các nhân vật trong 2 thế giới khác nhau với nhau. Truyện của Kim Dung có 1 số nhân vật có thật như Đoàn Dự là vua nước Đại Lý nhưng truyện là do ông sáng tác chứ ko phải là thực nhé. Truyện chỉ là trí tưởng tượng của các nhà văn thôi nên các bạn đừng cho rằng nó là lịch sử hay sự thật nhé. Hãy là người đọc truyện thông minh!
Nhưng nếu nhất quyết so sánh Tiêu Phong với Quách Tĩnh thì mình cho rằng QT cửa dưới.
  • https://tintuchaytonghop247.blogspot.com/2017/09/tieu-phong.html
Eva cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.

All comments [ 1 ]


Unknown lúc 07:42 10 tháng 5, 2020

Hay đấy bạn

Your comments